Tắc vòi trứng là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở nữ, là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn gây ứ dịch, làm cản trở quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Hình 1: Cấu tạo của vòi/ ống dẫn trứng
Vòi trứng là ống dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung và cũng là nơi tinh trùng và trứng gặp nhau hình thành phôi và sau đó phôi bắt đầu di chuyển đến buồng tử cung.
Vòi trứng dài 10-12cm, được chia làm 4 đoạn:
- Đoạn kẽ nằm trong thành tử cung, dài khoảng 1 cm, có đường kính từ 0.1 – 1mm
- Đoạn eo là chỗ cao nhất của vòi trứng, dài khoảng 3 – 4 cm
- Đoạn bóng dài khoảng 7cm, chạy dọc theo bờ trước của buồng trứng có đường kính từ 1–2 mm
- Đoạn loa tỏa ra hình phễu, có 10 – 12 tua, mỗi tua dài 1 – 1.5 cm. Tua dài nhất là tua Richard dính vào dây chằng vòi – buồng trứng, hứng noãn chạy vào vòi trứng.
Hình 2: Mặt cắt ngang của các đoạn trên ống dẫn trứng
Hình 3: Đoạn tắc vòi trứng
Nguyên nhân:
Do vòi trứng có đường kính nhỏ, bên trong có lớp lông mao nên vòi trứng rất dễ bị tắc.
Nguyên nhân phổ biến nhất của ống dẫn trứng bị tắc là bệnh viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung lan ngược lên trên gây viêm các phần phụ, ngoài ra còn do các nguyên nhân tiềm ẩn khác như:
- Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sẩy thai
- Lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung gây chèn ép ống dẫn trứng dẫn đến vòi trứng ứ dịch và tắc nghẽn
Phân loại:
Các loại tắc nghẽn được xác định tùy thuộc vào vị trí xảy ra tắc nghẽn trong ống.
- Tắc ống dẫn trứng xa – ống dẫn trứng bị tắc ở phần cuối gần buồng trứng nhất.
- Tắc nghẽn đoạn giữa – đoạn giữa của ống dẫn trứng bị tắc
- Tắc ống dẫn trứng đoạn gần – đoạn cuối của ống dẫn trứng (gần tử cung) bị tắc. Điều này có thể là do nhiễm trùng do phá thai, sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu.
Triệu chứng:
Không giống như các bệnh lý khác, tắc vòi trứng thường không có triệu chứng điển hình nên không được phát hiện và điều trị sớm. Tùy thuộc vào từng thể trạng, một số triệu chứng có thể có như đau bụng dưới, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt, dịch âm đạo có mùi lạ, cảm thấy đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu, hiếm muộn….
Chuẩn đoán:
Các ống bị tắc thường được chẩn đoán bằng một phương pháp chụp buồng tử cung vòi trứng bằng chất cản quang (Hysterosalpingogram HSG). Thuốc cản quang được bơm qua cổ tử cung bằng một ống nhỏ. Nếu thuốc nhuộm không đi qua các ống, thì sẽ có hiện tượng tắc nghẽn.
Một số rủi ro: Tổn hại đến các tế bào và mô khi tiếp xúc với bức xạ, có thể bị viêm nội mạc và viêm ống dẫn trứng, dị ứng với thuốc nhuộm, chảy máu âm đạo,…
Điều trị:
Nội khoa: sử dụng kháng sinh, kháng viêm và thuốc đặc tại chỗ tuy nhiên nếu viêm mãn tính gây tắc và ứ dịch thì phải điều trị ngoại khoa
Ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi có thể được thực hiện để loại bỏ bất kỳ mô sẹo nào ở bên ngoài của Ống dẫn trứng, để giảm tắc nghẽn. Ngoài ra còn các phương pháp khác như:
- Bơm hơi để thông vòi trứng – áp dụng đối với trường hợp bị tắc vòi trứng nhẹ.
- Phẫu thuật nông ống dẫn trứng
- Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng
Cắt 1 phần: Đoạn tắc nghẽn sẽ được cắt bỏ và tiến hành nối 2 đầu lại với nhau (vị trí nối dễ tạo sẹo và thai bám lại dẫn đến thai ngoài tử cung)
Cắt toàn phần: Áp dụng đối với trường hợp bị tắc vòi trứng nặng, sau khi cắt không thể có thai tự nhiên.
Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị ngoại khoa là gây đau đớn và không chữa được tận gốc tình trạng tắc vòi trứng. Do đó, bệnh vẫn có khả năng bị tái phát sau một khoảng thời gian.