Theo ước tính thống kê, bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh hiếm muộn (chiếm 30-50% vô sinh do nữ. Lạc Nội Mạc Tử Cung là một bệnh lý do Mô tương tự như nội mạc kết hợp cùng với mô nằm ở bên ngoài buồng tử cung, gây ra phản ứng viêm mãn tính.
Biểu hiện rất đa dạng và phức tạp vì bên ngoài buồng tử cung nên có thể liên quan tới rất nhiều vị trí khác nhau, từ đó sẽ dẫn đến các triệu chứng lâm sàng và mức độ đau cũng sẽ khác nhau.
Vị trí thường gặp:
- Ở trong buồng trứng, vòi trứng
- Ở phúc mạc (Màng bao bọc toàn bộ ổ bụng và hố chậu) : theo dạng các nốt có màu đỏ tươi hoặc đỏ đen hoặc xanh đen hoặc trắng, tùy vào biến chứng của bệnh.
- Ở túi cùng : với các tổn thương viêm dính ở âm đạo, trực tràng
- Ở phúc mạc tử cung (Màng bao bọc tử cung)
- Ở các vùng sâu (Trên 5mm)
- Lạc tuyến trong cơ tử cung : Đây là thể bệnh khá phức tạp về mặt lâm sàn, khó chẩn đoán và khó điều trị.
+ Đây là một thể bệnh mà khi mô nội mạc xâm lấn lành tính không tăng sinh vào trong cơ tử cung, dẫn đến sự biến đổi của vị trí tổn thương.
+ Có 2 dạng : Dạng Ổ thường hiện diện cùng với lạc nội mạc sâu, còn dạng Lan Tỏa thường hiện diện cùng với tổn thương trên phúc mạc.
+ Bệnh lý này có thể xuất hiện đồng thời với u xơ tử cung, lạc nội mạc ở vùng chậu, …
Vậy, một bệnh mà có nhiều vị trí khác nhau thì liệu rằng nó có phải cùng một nguyên nhân gây bệnh hay không? Hay là cùng một tên gọi nhưng chia ra thành nhiều thể bệnh khác nhau?
Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh:
1/ Thuyết trào ngược (1927): Bệnh lý do thiếu máu kinh, máu kinh bị trào qua vòi tử cung đi vào trong phúc mạc gây ảnh hưởng đến các cơ quan ở vùng bụng. Bằng quá trình quan sát trong phẫu thuật cũng như các bằng chứng mô học, tác giả đã công bố giả thuyết này bởi sự hiện diện của tổn thương lạc nội mạc trên buồng trứng, trên phúc mạc, trên tử cung và trên các cơ quan khác ở ổ bụng.
Tuy nhiên, đây chỉ đúng đối với các sự tổn thương trên phúc mạc, với các vị trí khác thì thuyết này không thuyết phục vì không thể giải thích được sự hiện diện của LNMTC ở nhiều vị trí khác nhau.
2/ Thuyết tế bào mầm: Người ta chứng minh được có sự hiện diện của các loại tb mầm hoặc tb định hướng trong nội mạc ở lớp đáy, nó có thể đi vào ổ phúc mạc hoặc đi xa hơn theo đường tuần hoàn và sau đó thì nó biệt hóa thành mô nội mạc ở các vị trí khác dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố miễn dịch, di truyền, do hiện tượng viêm hoặc sinh mạch.
3/ Thuyết lan theo đường bạch huyết: Được hình thành khi người ta có thể chứng minh được có sự hiện diện của mô tế bào nội mạc có trong hạch bạch huyết, đây chính là cơ sở giúp tế bào nội mạc đi theo đường máu và bạch huyết đến các vị trí xa khỏi vùng chậu (Có thể lên phổi hoặc xa hơn) .
4/ Thuyết chuyển sản:
- Là thuyết có thể giải thích được các tổn thương LNMTC hiện diện ở những người không có kinh, chưa có kinh hoặc có bất thường bẩm sinh (Không có tử cung, không có kinh nguyệt) nhưng vẫn xuất hiện tổn thương lạc nội mạc và kể cả ở nam giới vẫn có khả năng xuất hiện bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung.
- Với nguồn gốc ngoài tử cung, các tế bào bình thường vẫn có thể chuyển sản trở thành mô tổn thương nội mạc lạc chỗ nếu có sự tác động của các yếu tế kích thích nội sinh (Trong đó bao gồm nội tiết và miễn dịch, …)
- Vậy, các dạng LNM khác nhau ở các vị trí khác nhau được giải thích bằng các cơ chế khác nhau. Về sau này đang được đề nghị xem xét LNMTC như các thể bệnh khác nhau liên quan đến các vị trí khác nhau và cơ chế bệnh sinh khác nhau .
Tóm tắt cơ chế bệnh sinh:
1/ Xuất phát từ trào ngược máu kinh kèm với các tế bào mô đệm vào bên trong ở phúc mạc
2/ Xuất phát từ sự chuyển dạng của tb mầm hoặc tb định hướng
3/ Sự lan tràn qua đường bạch huyết hoặc tĩnh mạch
4/ Tác động bởi yếu tố nội tiết, môi trường, hiện tượng viêm hoặc yếu tố về di truyền
5/ Sự thay đổi của các thể tồn dư
6/ Sự chuyển sản của các tb biểu mô, trung biểu mô ở trên phúc mạc
Sinh lý bệnh :
1/ Rối loại nội tiết : tăng tổng hợp Estrogene và đề kháng progesterone
2/ Sự hiện diện của Estrogene nồng độ cao sẽ tăng phát triển tổn thương và duy trì tổn thương nội mạc
3/ Sự tăng tổng hợp prostaflandin dẫn đến hoạt động của yếu tố tổng hợp tiền viêm từ đại thực bào và bạch cầu đơn nhân dẫn đến các phản ứng viêm mãn tính.
4/ Sự ức chế miễn dịch thông qua giảm thụ thể và tăng tiết tế bào NK -> tránh phản ứng đào thải của cơ thể, giúp tổn thương nội mạc tiếp tục tồn tại và phát triển. Đồng thời sự chế tiết của các yếu tố phát triển nội mô mạch máu, tăng sinh mạch làm cho các tổn thương tăng phản ứng viêm gây ra các chứng đau điển hình.
Kết luận
Gánh nặng LNMTC gây ra ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh, để lại gánh nặng về mặt y tế và kinh tế, liên quan đến việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho những phụ nữ măc LNMTC. Bản thân bệnh lý thì có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó triệu chứng đau là nổi trội nhất. Đau trong LNM có thể là đau bụng kinh, đau vùng chậu mãn tính k liên quan đến ngày hành kinh, có thể đau thường xuyên hoặc khi giao hợp hoặc khi đại tiểu tiện.
Chẩn đoán bệnh lý thường muộn, kể từ thời điểm xuất hiện bệnh thì trung bình khoảng 6-7 năm sau đó mới chẩn đoán được. Bệnh mãn tính có tỷ lệ tái phát cao dù sử dụng nhiều biện pháp điều trị tiên tiến hiện nay. Vì thế bệnh lý gây ra các ảnh hưởng rất lớn về mặt thể chất và tinh thần của người phụ nữ. LNMTC gây mệt mỏi kéo dài, trầm cảm, làm giảm hiệu quả công việc, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản rất nặng nề, tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.