Giãn tỉnh mạch thừng tinh là sự kéo dài và giãn rộng của đám rối TM (tĩnh mạch) hình dây leo ở phía trên tinh hoàn. Khi TMT (tĩnh mạch tinh) bị giãn làm ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu và trao đổi chất trong tinh hoàn.

Hiện nay, giãn tĩnh mạch tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Trong đó, 70% giãn tĩnh mạch bên trái, 10% giãn tĩnh mạch bên phải và 23% giãn cả hai bên. Giãn tĩnh mạch tinh là bệnh khá phổ biến và được quan tâm nghiên cứu nhiều hiện nay, trong 100 nam giới thì có đến 15 người mắc giãn TMT. Giãn TMT là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh cao ở nam.

Các vấn đề đang tồn tại hiện nay:

– Trong phẫu thuật điều trị giãn TMT nên phẫu thuật một hay hai bên?
– Nên lựa chọn phương pháp nào để điều trị hiệu quả và ít mang lại biến chứng cho bệnh nhân?
– Có nên phẫu thuật giãn TMT cho trẻ em hay không?

1. Giải phẫu bệnh:

Cấu trúc Thừng tinh bình thường bao gồm:

  • Động Mạch : Giúp cung cấp máu đến tinh hoàn.
  • Tĩnh Mạch : Giúp đưa máu từ tinh hoàn trở về tim sau khi thực hiện quá trình trao đổi chất
  • Ống dẫn tinh: Đóng vai trò vận chuyển tinh trùng
  • Đường đi của tinh trùng: Tinh hoàn có vai trò sản xuất tinh trùng -> Mào tinh -> Ống dẫn tinh -> Trữ ở 2 bên túi tinh

TM tinh bên phải đưa máu trực tiếp trở về TM chủ dưới, TM tinh bên trái đưa máu trở về TM thận trái tạo thành 1 góc khoảng 90 độ rồi mới về TM chủ dưới. Quá trình đưa máu qua góc 90 độ được thực hiện không hề dễ dàng. Do vậy máu dễ bị dồn nén với áp lực cao ở xung quanh tinh hoàn. Từ đó gây ra:

  • TM tinh hoàn nở rộng và ngoằn ngoèo, uốn khúc quanh co.
  • Vùng bìu bên trái nhìn giống như 1 túi đựng đầy giun. To hơn khi bệnh nhân đứng và nhỏ lại khi bệnh nhân nằm thư giãn.

Máu nóng ứ động có thể làm cho nhiệt độ tinh hoàn tăng lên. Theo thời gian sẽ gây ra hiện tượng tinh hoàn bị teo nhỏ, khiến chất lượng tinh trùng bị suy giảm và dẫn đến hiện tượng vô sinh. 2. Các nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân chính: Không rõ nguyên nhân. Thường phần lớn do cấu trúc giải phẫu của từng bệnh nhân.
  • Nguyên nhân do bẩm sinh: Thiếu hoặc bất thường các van tĩnh mạch tinh làm cho ứ trệ máu ở phía dưới gây hiện tượng giãn TM tinh
  • Nguyên nhân thứ phát: Chèn ép vào đường đi của TM tinh gây ra hiện tượng giãn TM tinh (U tinh hoàn, U sau phúc mạc)

2. Nguyên nhân theo giải phẫu:

– TM tinh bên Trái dài hơn TM tinh bên phải. Do đó đường đi đổ về TM thận trái cũng sẽ khó khăn hơn
– TM chủ dưới sẽ lớn hơn TM bên thận trái. Do đó máu từ TM tinh Phải đổ về TM chủ dưới sẽ dễ dàng hơn

Các giả thiết về nguyên nhân dẫn đến giãn TMT
– Giả thiết về giải phẫu

TMT trái dài hơn tĩnh mạch phải do đó TMT trái đổ thẳng góc từ thận nên dòng máu có áp lực cao đổ thẳng vào TMT trái gây ra bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh trái. Có đến 90% bệnh nhân bị giãn TMT trái
– Giả thiết về sự khiếm khuyết van tĩnh mạch

Bệnh nhân bị suy van tĩnh mạch hoặc không có van tĩnh mạch
– Giả thiết về sự chèn ép từ bên ngoài

Do máu trào ngược từ tĩnh mạch thận trái lên tĩnh mạch tinh trái gây giãn tĩnh mạch tinh trái
Do hội chứng kìm động mạch gây ra bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh

3. Triệu chứng lâm sàng:

  • Bệnh nhân thường không có triệu chứng, có thể đau tức tinh hoàn với các đặc điểm:
  • Đau thay đổi từ cảm giác khó chịu đến đau nhiều
  • Đau tăng lên khi đứng hoặc gắng sức
  • Đau tăng về cuối ngày và giảm khi nằm ngửa.
  • Bệnh nhân nhìn thấy búi TMT giãn như búi giun
  • Bệnh nhân đến khám vì vô sinh

Phân mức độ bệnh lý GTMT trên lâm sàng:
– Độ 1: Chỉ sờ thấy đám rối TMT giãn khi làm nghiệm pháp Valsava
– Độ 2: Sờ thấy đám rối TMT khi nghỉ ngơi
– Độ 3: Nhìn thấy giãn TMT khi nghỉ ngơi

Điều trị:

Có thể dùng phương pháp ngoại khoa can thiệp như: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi và thuyên tắc tĩnh mạch tinh qua da để loại bỏ các tĩnh mạch có vấn đề, sau đó dẫn lưu máu đến các TM khác nhỏ hơn cạnh bên để đưa máu trở về tim.

Tuy nhiên theo thời gian, các TM cạnh bên cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến ứ đọng máu nhiều hơn do ảnh hưởng bởi yếu tố trọng lực. Nếu xảy ra trong thời gian dài, hiện tượng ấy sẽ dẫn đến tình trạng suy TMT mạn tính gây các phản ứng sưng viêm tinh hoàn. Nặng hơn sẽ dẫn đến Xơ hóa, thậm chí là loét, đau, sưng bìu do tràng dịch khoang màng tinh, teo tinh hoàn và vô sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *