Nguyên nhân gây bệnh:
Đông Y có câu “Mạch Nhâm sinh bệnh gây 7 Chứng Sán kết ở trong”. Về mặt triệu chứng, cơ chế và sinh lý bệnh của Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng không thể nằm ngoài Chứng Sán theo Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh.
Chứng Sán này tuy được coi là do mạch Nhâm gây nên, nhưng có quan hệ rất mật thiết với tạng Can.
Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) viết: “Mạch túc Quyết âm Can đi qua bộ phận sinh dục đến bụng dưới, đàn ông sinh chứng hội sán, đàn bà bụng dưới sưng, chủ yếu là ở Can sinh ra”.
Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Bệnh sán khí, có hàn chứng, cũng có nhiệt chứng, tất nhiên trước vì phong thấp hoặc ăn thức nóng lạnh, sống làm cho tà khí tụ lại ở phần âm, đó là lúc đầu đều do hàn thấp sinh ra”. Như thế đủ thấy rằng tà khí: phong, hàn, thấp, nhiệt đều có thể phát ra bệnh sán khí. Ngoài ra do khóc, giận dữ, khí mất sự thông lợi, khí hư hãm xuống cũng có thể gây nên bệnh.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ (Sán Khí) viết: “Nguyên nhân gây nên bệnh Sán Khí rất nhiều nhưng không ngoài sự xâm nhập của hàn, nhiệt và thấp khí khiến cho khí huyết bị ứ trệ ở mạch Nhâm và kinh Can gây ra bệnh”.
Vậy nên: Bệnh Giãn tĩnh mạch thừng tinh, theo quan điểm của Đông Y thường là do ngoại cảm hàn tà, ẩm thực bất tiết, thất tình nội thương, lao lực quá độ mà gây ra ứ huyết nội đình, trở trệ lạc mạch mà thành bệnh.
- Ngoại cảm hàn tà (Nhiễm khí lạnh từ bên ngoài)
Do cảm phải hàn thấp tà, làm cho can mạch khí trệ huyết ngưng, lạc mạch trở trệ, cân mạch khúc trương (giãn nở, ngoằn ngoèo).
- Ẩm thực bất tiết (Ăn uống không hợp lý)
Ăn uống thương tỳ, làm cho tỳ hư khí hãm, huyết hành vô lực, huyết ngưng thành ứ hoặc gây thấp nhiệt hạ chú, lạc mạch thất hòa (mất sự điều hòa), cuối cùng thì sinh bệnh.
- Lao lực quá độ (Sinh hoạt quá mức không điều độ)
Khuâng vác nặng nhọc, lặn lội đường xa, phòng sự tổn thương, làm cho cân mạch thụ thương, can lạc ứ trệ mà gây bệnh.
- Thất tình nội thương (Tâm trạng, cảm xúc thất thường tích tụ)
Tình chí không như ý, can khí uất kết, huyết mạch ứ trở mà thành bệnh.
Ngoại cảm Hàn tà
Hàn ngưng can mạch |
Thất tình nội thương
Huyết ứ lạc trở |
Ăn uống không hợp lý
Thấp nhiệt huyết ứ |
|
Chứng hậu |
|
|
|
Phân tích |
|
|
|
Pháp trị |
|
|
|
Phương thang |
|
|
|
Bảng 1: Các thể bệnh thường gặp
Tiên lượng và di chứng:
Bệnh này điều trị bằng dùng thuốc hoặc phẫu thuật đại đa số tiên lượng khá tốt, di chứng nặng sẽ dẫn tới vô sinh và teo tinh hoàn.
Dự phòng và chăm sóc bệnh:
- Tránh lao động quá sức hay làm nặng, phòng ngừa tăng áp lực ổ bụng để tránh bệnh nặng hơn.
- Kiêng ăn đồ cay nóng, kích thích, duy trì đại tiện thông lợi.
- Sinh hoạt tình dục điều độ, không mặc đồ quá chật, tắm rửa nên dùng vòi sen, không nên ngâm nước.
- Nếu điều trị bằng thuốc qua một năm mà không hiệu quả, nên kịp thời điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị ngoài da:
Đối với bệnh nhân giãn TMT kèm viêm thừng tinh. Dùng thêm thuốc Thanh Phu Cao (thành phần chính là Thanh Đại và Đại Hoàng…) đắp bên ngoài vị trí bệnh, mỗi ngày thay một lần.
Kinh nghiệm điều trị trên lâm sàng:
Nguyên nhân chính: Gồm 4 nhóm
- Thực chứng
- Hàn ngưng Can mạch
- Huyết ứ lạc trở
- Thấp nhiệt huyết ứ
Nguyên tắc điều trị: Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ nhẹ không có triệu chứng thì không cần phải điều trị.
- Không điều trị bằng phẫu thuật khi:
-
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ nhẹ
- Suy nhược thần kinh
-
- Nên phẫu thuật khi:
-
-
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ nặng
- Số lượng tinh trùng 3 lần xét nghiệm liên tiếp dưới 20 triệu con
- Teo tinh hoàn hoặc lúc nằm nghỉ giãn tĩnh mạch có thể tiêu mất.
- Không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị thông thường khác.
-
Dựa vào biểu hiện lâm sàng và đặc trưng bệnh lý của giãn tĩnh mạch thừng tinh, có thể quy vào phạm trù chứng “Thiên trụy”, “Cân lựu” trong đông y. Nếu kèm theo vô sinh là biểu hiện khá điển hình của chứng ứ trệ.
Lý giải:
- Vị trí bệnh tại Can, Can khí uất kết là một trong những cơ chế bệnh sinh cơ bản của bệnh này.
- Đồng thời Thận tinh suy hư là gốc, kèm theo huyết mạch ứ trở là ngọn, chúng liên hệ tương hỗ nhân quả với nhau mà dẫn đến vô sinh.
Pháp trị: bổ ích can thận, hoạt huyết hóa ứ làm chủ, phụ trợ thêm thuốc ích khí thăng đề.
Nghiên cứu dược lý đã chứng minh thuốc hoạt huyết hóa ứ có thể cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu oxi mô, gia tăng số lượng mao mạch bị xẹp được giãn nở, giảm tính thấm mao mạch, gia tăng trương lực mạch máu và cải thiện vi tuần hoàn, thúc đẩy sửa chữa và khôi phục các mô bị tổn hại do thiếu máu thiếu oxi.
Ngoài ra: Bằng phương pháp Đông – Tây Y kết hợp, ở một số bệnh nhân GTMT có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc đông y cũng có thể mang lại hiệu quả rất cao.
Kết luận:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là đám rối tĩnh mạch thừng tinh giãn nở, ngoằn ngoèo, kéo dài. Y học hiện đại cho rằng có liên quan tới giải phẫu, sinh lý và khối u đè ép. Theo y học phương Đông cho rằng, giãn tĩnh mạch tinh do các chứng bệnh gây ra ứ huyết trở trệ, chủ yếu là hàn ngưng can mạch hoặc huyết ứ lạc trở hoặc thấp nhiệt hiệp ứ.
Phép trị chủ yếu là hoạt huyết thông lạc làm chủ. Bệnh tình nghiêm trọng có thể chọn dùng điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tỉ lệ tái phát cao và có thể dẫn đến vô sinh, teo tinh hoàn.