Hội chứng Buồng trứng đa nang (PCOS) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng gây nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ trên toàn thế giới. Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có các dấu hiệu xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên triệu chứng bệnh chỉ được phát hiện khi gặp khó khăn về các vấn đề sinh sản.
Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như: ung thư nội mạc tử cung, béo phì dẫn đến tiểu đường tuýp II và các bệnh lý về tim mạch, vô sinh…
Làm sao để biết được mình có bị Buồng trứng đa nang hay không?
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Có thể là 2 tháng, 3 tháng thậm chí 6 tháng, 1 năm hoặc vài năm mới có kinh một lần, khi có kinh thì lại bế kinh, lượng kinh ra rất ít và có thể có huyết khối. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không theo quy luật gây ra sự phát triển của quá nhiều các túi nang trong buồng trứng gây suy buồng trứng dẫn đến vô sinh.
- Tăng cân, béo phì bất thường do rối loạn chuyển hóa: đường (Glucose) không được chuyển đổi thành năng lượng mà lại chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong máu và các mô đặc biệt là ở vùng bụng.
- Người bệnh có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng với các mức độ từ nhẹ đến dữ dội mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Da mặt nhờn, nhiều mụn trứng cá mà không đáp ứng được với tất cả các phương pháp điều trị thông thường
- Ria mép, lông ngực, lông bụng, lông tay, lông chân rậm rạp do rối loạn nội tiết tố Androgen, nồng độ hormone Androgen cao thường xuất hiện ở hơn 70% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang.
Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến buồng trứng đa nang. Tuy nhiên hội chứng này được cho là kết quả của một mối quan hệ phức tạp giữa nhiều yếu tố tác động với nhau như:
- Rối loạn nội tiết tố : Rối loạn bài tiết hormon tuyến thượng thận làm cho buồng trứng không thể phóng noãn dẫn đến vô sinh.
- Yếu tố di truyền : Nếu mẹ hoặc chị gái, em gái bạn bị buồng trứng đa nang thì bạn cũng có thể có khả năng mắc phải hội chứng này.
- Dư thừa Insulin : Insulin là một loại hormon cho phép chuyển hóa đường (Glucose) thành năng lượng chính cung cấp cho cơ thể. Việc dư thừa Insulin được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen (hormon nam giới có ở nữ) gây cản trở sự phát triển của nang trứng và giảm khả năng rụng trứng.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Rất nhiều bệnh nhân mắc hội chứng này thường lo lắng sẽ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản thậm chí dẫn đến vô sinh.
Vậy người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có con được không?
Với sự phát triển hiện đại của Y học ngày nay, bệnh nhân bị buồng trứng đa nang đã được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nhằm vào mục đích điều hòa kinh nguyệt và điều trị nhằm vào mục đích để mang thai.
Theo Y Học Hiện Đại:
Rụng trứng thành công là bước đầu tiên để mang thai. Với đó Tây Y lấy việc kích thích rụng trứng làm trọng. Các phương pháp có thể kể đến như :
- Dùng thuốc kích thích rụng trứng
- Phẫu thuật cắt góc buồng trứng, xẻ múi cam
- Nội soi đốt điểm buồng trứng
- IUI : Bơm tinh trùng vào lòng tử cung
- IVF : Thụ tinh nhân tạo
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có hiệu quả vừa phải trong việc kiểm soát và điều trị ở phần “ngọn”, hoàn toàn không thể ngăn ngừa biến chứng một cách triệu để. Ngày nay, bệnh nhân thường rất quan ngại về tác dụng phụ của thuốc và biến chứng khi thực hiện các phương pháp điều trị xâm lấn do các ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Đồng thời với mức chi phí lớn – rủi ro cao cũng là rào cản ngăn bệnh nhân chạm đến giấc mơ thiên chức của mình.
Theo Y Học Cổ Truyền:
Đông Y xem con người là một chỉnh thể hoàn chỉnh, bệnh tật không tự nhiên sinh ra mà bởi Âm Dương – Khí Huyết – Tạng Phủ trong cơ thể bị rối loạn gây mất cân bằng. “Nam chủ Khí, Nữ chủ Huyết”
- Phụ nữ rất hay bị kích động về mặt tinh thần, dễ tổn thương, dễ nghi ngờ, dễ yêu nhưng cũng dễ hờn ghét nên ảnh hưởng tới Tâm (Tâm bệnh sinh thân bệnh).
- Thận hư nên Thiên quý đến chậm (Trễ kinh)
- Tỳ hư gây đàm thấp ứ trệ không thông (Béo phì)
- Can uất bởi tình chí căng thẳng, áp lực, stress (từ gia đình, công việc, …) cũng góp phần ảnh hưởng đến Tỳ Vị, …
Đông Y lấy gốc con người làm trọng. Khi cơ thể mất cân bằng, ngoài phương pháp hội chẩn trực tiếp: Vọng – Văn – Vấn – Thiết, cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp YHHĐ (đọc kết quả xét nghiệm máu và siêu âm buồng trứng) nhằm xác định chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.